Như chúng ta đã biết, xây dựng góc kĩ năng sống ở trong lớp học của trường Mầm non là một việc làm rất cần thiết đối với mỗi một giáo viên bởi ở đó giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ. Muốn có được kỹ năng sống tốt thì mỗi một đứa trẻ phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài mới có được.
Và
bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non - lứa tuổi mà được xem như tờ giấy
trắng thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không có nghĩa là dạy cho trẻ những
gì cao siêu đặc biệt, mà chính là dạy trẻ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, dạy trẻ
những kĩ năng tự phục vụ bản thân, những việc làm nhẹ nhàng để giúp đỡ các bạn,
cô giáo cũng như bố mẹ ở nhà, biết cách đối phó với những tình huống bất thường
xảy ra. Qua đó hình thành và phát triển cho trẻ những chức năng tâm lý như phát
triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ, vận động cho trẻ… Tuy nhiên
hiện nay vẫn còn một số trẻ được các gia đình quá chiều chuộng cung phụng nên đứa trẻ thiếu tính tự lập, ít có cơ hội
tiếp xúc với thế giới bên ngoài xã hội nên khả năng tự phục vụ còn hạn chế. Vì
vậy ngay từ những ngày đầu trẻ đến lớp mỗi một giáo viên chúng ta phải xây dựng
góc kĩ năng sống cho trẻ ở lớp học là việc làm không thể thiếu được. Thông qua góc kỹ năng sống ở trong lớp
trẻ sẽ được học mà chơi, chơi mà học với các nội dung và những hoạt động mà trẻ
thường thực hiện như:
+ Kĩ năng giao tiếp - ứng xử: Ví dụ như: Khi đến lớp trẻ chào cô, chào bố mẹ, đoàn
kết với bạn bè, biết nói cảm ơn và xin lỗi…
+ Nói thật: Chúng ta nên khuyến
khích trẻ nói ra cảm xúc bản thân, thừa nhận lỗi của mình và khen ngợi khi trẻ
đã thừa nhận bản thân nói dối hoặc làm sai, đồng thời cô giáo là tấm gương để
trẻ học hỏi theo.
+ Sắp xếp đồ
dùng đồ chơi gọn gàng sau mỗi giờ hoạt động: Sau giờ học nhắc trẻ cất đồ dùng
đúng nơi quy định và xếp đồ chơi gọn gàng vào tủ khi chơi xong.
+ Tự chăm sóc
bản thân: Chẳng hạn như trẻ thường thực hiện hoạt động: Tự lấy nước uống,
tự xúc cơm ăn, tự đánh răng, tự lấy gối đi ngủ, tự đi giày dép, tự đội mũ khi
ra ngoài nắng,…
+ Giúp đỡ và
chia sẽ: Đây
là một nội dung kỹ năng sống cần thiết cho bé, nếu một đứa trẻ không biết cách
giúp đỡ và chia sẻ với người khác, khi lớn lên sẽ rất cô đơn, khó hòa nhập. Dạy kỹ
năng này cho trẻ rất đơn giản, cô giáo cần là một tấm gương tốt, bởi vì trẻ em
thường bắt chước theo cô. Trẻ có thể thực
hiện hoạt động giúp đỡ cô bằng nhiều cách như tự ăn, tự cho bát đĩa vào rá sau
khi ăn…Khi chơi với bạn bè nếu trẻ tranh giành đồ chơi thì hãy nhắc nhở và chia
sẽ đều sao cho công bằng.
+ Phòng ngừa
nguy hiểm: Cô giáo nên dạy trẻ khu vực nào, đồ vật, con vật nào,
tình huống nào là nguy hiểm nên tránh xa. Không nên đi với người lạ, không nhận
bất kì vật gì của người lạ.
Và
ở góc kỹ năng sống lớp tôi thì trẻ thường chơi những hoạt động như: Cài - cởi
cúc áo, xâu dây giày, gấp quần áo…
Ngoài những nội dung với các hoạt động
trên mà trẻ thường thực hiện ở góc kỹ năng sống cũng như ở mọi lúc mọi nơi thì
ở trong tiết học hoạt động chung tôi còn xây dựng các tiết dạy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: Ở chủ đề Bản thân: Dạy trẻ cài, cởi cúc áo.
Ở chủ đề nghề
nghiệp: Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy
định
Ở chủ đề nước
và hiện tượng tự nhiên: Dạy trẻ cách
phòng tránh những vật dụng nguy
hiểm đến tính mạng.
Phương pháp mà tôi thường dùng để dạy KNS cho trẻ thường dựa
trên những trò chơi, những tình huống thực tế hàng ngày ở lớp, giáo dục trực
quan trên các thiết bị hiện đại (máy tính, máy chiếu) và những bài học về
sự đoàn kết với bạn bè, những việc làm hằng ngày của trẻ. Trong đó giáo viên
đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của
mình.Do đó đây là hình thức giáo dục hiện đại và hiệu quả giúp trẻ phát triển
khả năng tự phục vụ, sự tự tin trong cuộc sống.
Sau đây là một số hình ảnh về một số hoạt động kỹ năng sống của trẻ.
Kỹ năng gấp áo
Ký năng sắp xếp đồ chơi gọn gàng
Kỹ năng bỏ rác đúng nơi quy định
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân