Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là tai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng của nó.
Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra vì ở lứa tuổi trẻ nhỏ, vì các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.
1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương
tích ở trẻ
– Ngã
– Hóc, sặc, vật sắc nhọn đâm, cắt
– Đánh nhau
– Đuối nước
– Bỏng
– Điện giật
– Ngộ độc do hóa chất, thực phẩm
– Tai nạn giao thông
2. Một số biện pháp phòng
tránh
Rất
nhiều tai nạn thương tích nghiêm trọng xảy ra ở trẻ có thể phòng tránh được nếu
cha mẹ, giáo viên và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa
trước như sau:
+ Không
chạy nhảy, xô đẩy lẫn nhau, đặc biệt không đu, không trượt các lan can cầu
thang; đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy
hiểm.
+ Phòng
tránh tai nạn giao thông: Phụ huynh khi đưa đón trẻ nên thực tốt luật giao
thông đường bộ. Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện.
Không tụ tập trước cổng trường dễ gây ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
+ Phòng
tránh bỏng: Trong quá trình chia ăn tại trường các cô nên để các nồi thức ăn ở
vị trí an toàn tránh gây bỏng cho trẻ, …Trong gia đình không nên dự trữ
các chất dễ gây cháy nổ như xăng, dầu,…vì dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
+ Phòng
tránh đuối nước: Không tắm sông, ao, hồ.. khi không có người lớn đi theo. Cho
trẻ mặc áo phao khi bơi học đi trên các phương tiện như thuyền, đò, xuồng,...
Nên cho trẻ học bơi để trẻ có kỹ năng phòng vệ trong các trường hợp cần thiết.
+ Phòng
tránh điện giật: các ổ cắm điện nên đặt trên cao, xa tầm với của trẻ. Dùng ổ
cắm điện có nắp đậy. Thường xuyên kiểm tra các hệ thống điện tránh bị hở, …
+ Phòng tránh ngộ độc thức ăn: Phải ăn
thức ăn chín, uống nước đun sôi. Không nên ăn quà vặt, thức ăn chưa biết rõ
nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….